Với những mẹ bầu lần đầu mang thai sẽ luôn gặp thắc mắc về việc thai nhi gò trong bụng vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ. Vậy việc thai nhi gò trong bụng mẹ là như thế nào. Làm sao để phân biệt được thông tin về cơn gò sinh lý và gò chuyển dạ của thai nhi.

Cơn gò xuất hiện khi nào? 

Con Go Thai Nhi Xuat Hien Khi Nao
Cơn gò Sinh lý xuất hiện khi cơ thể bé chuyển động

Biểu hiện thai nhi gò trong bụng mẹ là khi bụng mẹ tự dưng bị căng cứng trong khoảng thời gian từ 30- 60 giây. Thời gian bắt đầu việc thai nhi gò cứng bụng mẹ thường là khi cơ thể bé đã phát triển và lớn hơn, việc gò cứng bụng thường bắt đầu từ tháng thứ 6,7 trong chu kỳ thai.

Cơn gò thường xuất hiện với tần suất 1-2 lần lần trên ngày và mỗi lần kéo dài từ 30- 60s. Có nhiều tranh luận về việc thai nhi gò cứng trong bụng bẹ, một số người cho rằng đây là việc tập dược cho việc chuyển dạ sau này. 

Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? 

Go Thai Nhi3

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc thai nhi gò cứng trong bụng mẹ: 

  • Tâm lý từ phía mẹ: Tâm trạng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của thai nhi, vì vậy những lúc mẹ có tâm trạng buồn, căng thẳng hay tức giận thì đều xuất hiện hiện tượng gò thai nhi. Đây là dấu hiệu thai nhi đang chia sẻ cảm xúc với mẹ. Tuy nhiên những cảm xúc căng thẳng này ảnh hưởng xấu đến bé vì vậy giai đoạn mang thai mẹ bầu nên hạn chế những cảm xúc xấu. 
  • Thai nhi phát triển tạo áp lực lên tử cung: Thai nhi phát triển quá nhanh khiến tử cung mẹ chịu áp lực lớn. Việc này khiến tử cung phình to ra và chèn ép bàng quang gây ra hiện tượng gò méo bụng.  
  • Thai nhi có những hành động xoay người : từ tháng thứ 4 thai nhi đã có thể hoạt động trong tử cung cơ thể mẹ. Tuy nhiên phải đến tận tháng thứ 6,7 khi cơ thể bé lớn lên thì việc này mới thể hiện rõ. Mỗi khi bé xoay người đều dẫn đến hiện tượng gò bụng mẹ hay còn được biến đến là gò méo bụng
  • Mẹ bầu bị táo bón : Táo bón nặng cũng là một trong những vấn đề dẫn đến gò thai nhi. Vì vậy trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu nên chú ý việc ăn uống những thực phẩm giàu chất xơ để tránh tình trạng gò cứng bụng.

Phân biệt gò sinh lý và gò chuyển dạ trong thai kỳ

Việc gò cứng bụng xuất hiện từ khá sớm, trong những giai đoạn đầu việc này xảy ra khá thường xuyên tuy nhiên lại không quá gây khó chịu cho người mẹ. Tuy nhiên vào khoảng 1-1,5 tháng cuối thai kỳ việc gò thai nhi sẽ xuất hiện với tần suất nhiều hơn. Vì vậy mẹ bầu cần nắm chắc cách phân biệt việc gò Sinh lý và Gò chuyển dạ trong giai đoạn thai kỳ 

Gò sinh sinh lý của thai nhi 

Go Sinh Ly

Gò sinh lý xuất hiện từ giai đoạn bé được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên một số mẹ bầu xuất hiện việc gò sinh lý từ tháng thứ tư. Đặc điểm của việc gò sinh lý là: 

  • Xuất hiện tần suất không nhiều, tác động nhẹ lên bụng mẹ. Mỗi lần xuất hiện từ 30-60s 
  • Khi xuất hiện không gây đau đớn nhưng có thể khiến mẹ cảm thấy không thoải mái, tức bụng
  • Không xuất hiện tăng dần theo thời gian, không ảnh hưởng tới cổ tử cung 
  • Xảy ra khi thai nhi cựa quậy trong bụng mẹ hoặc khi tâm trạng mẹ không ổn định

Gò chuyển dạ cuối thai kỳ 

Dau Hieu Chuyen Da Gia 02

Gò chuyển dạ của thai nhi cuối chu kỳ là dấu hiệu bé sắp chào đời. Việc gò chuyển dạ này có thể xuất hiện đột ngột từ 1,5 tháng trước ngày bé chào đời. Khi mẹ có dấu hiệu gò chuyển dạ bé có thể chào đời sau vài tiếng. Dấu hiệu gò chuyển dạ được nhận biết như sau: 

  • Khi gò chuyển dạ, bụng mẹ sẽ có cảm giác đau âm ỉ và đau dữ dội. Cơn đau cũng xuất hiện ở lưng dưới khiến mẹ không đứng được thẳng
  • Xương chậu xuất hiện hiện tượng căng cơ, cảm giác bị chèn ép nặng 
  • Cảm giác đau dữ dội tăng dần theo thời gian chứ không xuất hiện trong 30-60s 
  • Xuất hiện máu ở âm đạo hoặc vỡ ối 

Khi thai nhi gò cứng bụng mẹ, nên làm gì? 

Trong trường hợp thai nhi gò Sinh lý trong bụng mẹ, mẹ bầu cần chú ý những điều sau để giúp cơ thể cảm thấy thoải mái: 

Nghi Ngoi Khi Gap Go Sinh Ly
  • Ăn uống hợp lý, chế độ cung cấp đầy đủ Vitamin và rau xanh để hạn chế việc táo bón 
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tâm trạng luôn tốt và vui vẻ để hạn chế việc ảnh hưởng đến tâm trạng thai nhi
  • Thư giãn hàng ngày bằng việc ngủ các giấc ngủ ngắn, nghe nhạc và tắm nước ấm 
  • Tập Yoga để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh 

Trong trường hợp cuối thai kỳ, mẹ bầu xuất hiện hiện tượng gò chuyển dạ cần đi khám và đến bệnh viện kịp thời để bác sĩ thăm khám và chăm sóc kịp thời. 

Kết luận

Trên đây là những thông tin về việc gò bụng của thai nhi. Hy vọng qua những thông tin này mẹ bầu sẽ có kinh nghiệm cho mình trong việc phân biệt hiện tượng gò sinh lý và gò chuyển dạ. Tham khảo nhiều bài viết trên Blog để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn nhé. 

Tham khảo:

  1. Hướng dẫn đầy đủ danh sách đồ đi sinh cho mẹ và bé chi tiết nhất hiện nay